Từ rất lâu, Đà Lạt luôn được coi là xứ sở của tình yêu, là nơi hò hẹn lãng mạn cho những đôi tình nhân. Thung lũng tình yêu, thác Cam Ly, hồ Than Thở…..Là những địa danh nổi tiếng mà dù chưa đặt chân lên Đà Lạt, hẳn ai cũng nghe tên ít nhất 1 lần.
Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km, ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ. Nơi đây cũng là một địa danh khiến nhiều du khách cảm thấy “e ngại” bởi lời nguyền “ đi 2 về 1” xoay quanh chuyện tình đầy cảm động, bi thương của một đôi trai gái khoảng 60 năm về trước. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông hai mộ…
Đây là một khu đồi thông thoai thoải với một đôi mộ nằm ở dưới chân đồi. Ngôi mộ này gắn với câu chuyện tình éo le giữa chàng trai tên Vũ Minh Tâm và cô gái tên Lê Thị Thảo.
Câu chuyện Đồi Thông Hai Mộ là có thật, xảy ra vào năm 1956. Anh Tâm quê ở Vĩnh Long, là sĩ quan trường Võ Bị và cô Thảo, giáo viên trường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt. Hai người gặp nhau bên cạnh hồ Sương Mai thơ mộng đã đem lòng yêu thương nhau tha thiết và đã thề non hẹn biển: “Dù cho vật đổi sao dời, Thảo Tâm cũng nguyện trọn đời bên nhau”
Thế mà do lễ giáo phong kiến, môn đăng hộ đối, sự cản trở quyết liệt của gia đình Tâm đã không cho hai người yêu nhau. Gia đình Tâm bắt anh phải hỏi cưới một người con gái mà anh không hề yêu mến làm vợ. Tuy không muốn nhưng để vẹn toàn đạo hiếu với gia đình và mẹ già, anh phải chấp nhận nhưng lòng anh luôn nghĩ về cô Thảo. Còn cô Thảo, khi nghe tin anh Tâm về quê lấy vợ, nghĩ là anh đã phụ tình mình nên đã ra bên hồ Sương Mai thở than, để lại hai câu thơ trên tà áo dài trắng rồi gieo mình xuống hồ tự vẫn:
“Tà áo trắng nay tình ta đã hết, chút tình này xin trả lại cho nhau”
Khi quay trở lại trường Võ Bị, anh Tâm nghe tin cô Thảo vì mình mà tự vẫn, anh Tâm rất ân hận và đau buồn, nên đã đến bên nấm mộ của cô Thảo được chôn tại đồi thông, bên cạnh hố nơi lúc hai người thường hẹn hò tâm sự và nói:“Nếu không được chung một mái nhà, thì chết nhất định sẽ chung một nấm mồ”. Sau đó, anh đã xin đơn vị tham gia vào trận chiến. Không may anh bị thương rất nặng, đơn vị bạn bè chăm sóc chữa trị nhưng không qua khỏi. Trước khi chết anh có một tâm nguyện xin được chôn cạnh mộ có Thảo. Đồng đội đã làm theo lời anh và lập một tấm bia đôi “Mệnh Chung” cho đến ngày nay.”
Nhiều năm sau không hiểu vì lý do gì, gia đình Tâm đã lên Đà Lạt, đưa mộ về Gò Công, Tiền Giang. Quyết chia lìa đôi trai gái bất hạnh, bất kể nguyện vọng của chàng trai lúc còn sống.
Thảo và Tâm lại một lần nữa chia ly. Sau này khi ngôi mộ của cô Thảo đã đổ nát, gia đình cũng ly tán, có người xót thương cho đôi tình nhân trẻ. Họ đã xây lại ngôi mộ của Thảo và không quên xây ngôi mộ của Tâm ngay bên cạnh.
Khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật. còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.
Về những lời đồn xung quanh hai ngôi mộ. Liên tiếp các vụ á/n mạ/ng, t/ự t/ử được phát hiện tại khu vực đồi thông hai mộ đã khiến người ta cho rằng nơi này bị ma ám. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là sự trùng hợp vì khu vực này vốn vắng vẻ, hoang sơ nên rất dễ xảy ra các vụ á/n mạ/ng. Bên cạnh đó người ta cũng chứng minh rằng vụ việc tấm ảnh chụp tại đồi thông hai mộ có bóng ma chỉ là thủ thuật photoshop nhằm thu hút sự hiếu kỳ của mọi người. Thế nên xin đừng nhuốm màu u tối lên đồi thông hai mộ bằng những lời đồn thất thiệt, vì nó chất chứa một câu chuyện tình thật đẹp đáng để mọi người ngưỡng mộ. Cũng vì thế mà vào năm 1965, nhạc sĩ Hồng Vân khi đến thăm mộ của Thảo và Tâm, ông đã tức cảnh sinh tình viết nên ca khúc nổi tiếng "Đồi thông hai mộ". Ở cuối bản thảo của ca khúc nhạc sĩ viết: "Em ơi dưới lòng đất lạnh... Chỉ hai đứa mình để dệt lại chuyện xưa".
Nguồn: Breathtaking Vietnam
Đăng nhận xét